Ben Lei Ubbwnvrsark Unsplash

Đi tìm nguồn gốc của bánh mì Việt Nam

Ngoại trừ “Phở” (pho /fə ː/) và “Áo dài” (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) thì Bánh mì (banh mi /ˈbɑːn miː/) là một trong hiếm hoi các từ được vinh hạnh xướng tên trong dữ liệu từ điển Oxford để thể hiện bản sắc rất riêng và sức hút khó cưỡng của món ăn này. Vốn là món ăn có nguồn gốc bánh baguette do người Pháp đưa vào miền Nam Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 19, nhưng với sự cải tiến và sáng tạo không ngừng nghỉ, những ổ bánh mì mang cái chất rất riêng của người Việt đã khiến hai chữ “Bánh mì” được định danh và ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Những ổ bánh mì đầu tiên đã theo chân thực dân Pháp đến nước ta là món ăn xa xỉ chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu bởi lúa mì thời đó nhập khẩu khó khăn, giá thành cao. Những năm 50-60 của thế kỷ 20, cùng với sự cải tiến về nguyên liệu và sự gia tăng của các lò bánh mì, bánh baguette của Pháp được biến tấu thành bánh mì đặc trưng của Việt Nam với nhỏ hơn, ngắn hơn, lại đặc biệt ở chỗ vỏ rất giòn, còn ruột lại rất mềm và rỗng hơn để có thể đưa phần nhân vào giữa hai lớp vỏ bánh. Thời đó, bánh mì Việt Nam chỉ thực sự được định hình từ năm 1958, ban đầu chỉ có một vài địa điểm nhỏ nhưng rất nổi tiếng như bánh mì Hòa Mã, nhờ sự tiện lợi mà các cửa hàng bánh mì cũng xuất hiện khắp Sài Gòn rồi lan ra các tỉnh khác ba miền.

Đi khắp ba miền đất nước bạn sẽ thấy mỗi vùng miền sẽ có hương vị bánh mì riêng tương ứng với đặc trưng ẩm thực của từng thành phố, vùng miền nhưng ở đâu cũng ngon, cũng làm thổn thức trái tim của bao thực khách bởi chúng đều có chung một đặc điểm đó là sự bùng nổ của hương vị: chua, cay, mặn, ngọt và kết cấu giòn, dai và thật mềm.

“Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thơm ngon” – lời rao hàng quen thuộc đến mức đã trở thành giai điệu khó quên trong tâm trí người dân Sài Thành hơn 100 năm nay. Người miền Nam thường thích cái gì cũng có tí rau, nên bánh mì Sài Gòn luôn được thêm vài lát dưa leo tươi mát, vài cọng hành ngò để có mùi thơm, một ít đồ chua và rưới thêm nước tương hay nước mắm cho đậm đà và rất nhiều biến tấu về nhân cho bánh mì: Bánh mì ốp la, bánh mì xíu mại, bánh mì heo quay, bánh mì bì, bánh mì chả cá, bánh mì phá lấu… Điểm cuốn hút của bánh mì Sài Gòn là lúc nào cũng đầy ắp nhân, hương vị chua, mặn ngọt hòa quyện hài hòa phù hợp với tất cả mọi người như tính cách hào sảng, thân thiện của con người và khí hậu nơi đây.
Đến với Đà Lạt thì nhất định phải ăn bánh mì xíu mại trong cái thời tiết se lạnh buổi sáng. Người ta sẽ dọn phần bánh mì cùng một chén xíu mại còn nghi ngút khói, vài viên xíu mại với nước sốt sền sệt và chả cây, da heo nấu cùng. Miếng bánh mì nóng giòn tan quyện nước chấm như tan đều trong miệng, thấm từng vị giác. Bẻ một miếng bánh mì giòn tan.

“Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thơm ngon” – lời rao hàng quen thuộc đến mức đã trở thành giai điệu khó quên trong tâm trí người dân Sài Thành hơn 100 năm nay. Người miền Nam thường thích cái gì cũng có tí rau, nên bánh mì Sài Gòn luôn được thêm vài lát dưa leo tươi mát, vài cọng hành ngò để có mùi thơm, một ít đồ chua và rưới thêm nước tương hay nước mắm cho đậm đà và rất nhiều biến tấu về nhân cho bánh mì: Bánh mì ốp la, bánh mì xíu mại, bánh mì heo quay, bánh mì bì, bánh mì chả cá, bánh mì phá lấu… Điểm cuốn hút của bánh mì Sài Gòn là lúc nào cũng đầy ắp nhân, hương vị chua, mặn ngọt hòa quyện hài hòa phù hợp với tất cả mọi người như tính cách hào sảng, thân thiện của con người và khí hậu nơi đây.

Đến với Đà Lạt thì nhất định phải ăn bánh mì xíu mại trong cái thời tiết se lạnh buổi sáng. Người ta sẽ dọn phần bánh mì cùng một chén xíu mại còn nghi ngút khói, vài viên xíu mại với nước sốt sền sệt và chả cây, da heo nấu cùng. Miếng bánh mì nóng giòn tan quyện nước chấm như tan đều trong miệng, thấm từng vị giác. Bẻ một miếng bánh mì giòn tan.

Bánh mì Hội An từ lâu đã trở thành thương hiệu  nổi tiếng về ẩm thực được du khách gần xa biết đến. Đặc biệt nhất là phần nhân của bánh mì Hội An vô cùng đa dạng, chỉ nguyên nhân kẹp cũng đến mười mấy loại. Nào jambon, giò, chả, thịt xíu, thịt nướng, thịt gà, trứng, phô mai… được sắp xếp trong mỗi chiếc bánh hết sức kĩ càng để tạo nên một thứ bánh mì Hội An rất riêng biệt mà không nơi nào có được.  Chưa kể các loại bơ và xốt được chế biến theo công thức riêng của từng hàng và thứ rau thơm làng Trà Quế, khiến người thưởng thức ăn một chỉ muốn ăn hai.

Bánh mì que Hải Phòng chính là một đặc sản khiến người dân đất cảng “nở mày nở mặt” trong làng ẩm thực bánh mì của mọi miền đất nước. Bánh mì que Hải Phòng có phần nhìn khá đơn giản, chỉ to cỡ một đốt rưỡi tay, dài chừng một gang tay, nhân bên trong chỉ có duy nhất pate nhưng lại chính là “linh hồn” đánh gục mọi trái tim của các tín đồ mê ẩm thực. Hầu hết các quán bánh mì que nổi tiếng ở Hải Phòng đều tự chế biến pate từ thịt nạc, gan lợn, mỡ phần và hạt tiêu, có vị đậm đà, độ béo vừa phải. Bên cạnh đó, góp phần tạo nên sự đặc biệt của loại bánh này chính là nước chấm ăn kèm. Người Hải Phòng gọi nó với cái tên chí chương. Đây là một loại nước chấm được làm từ hỗn hợp ớt, tỏi, cà chua và muối sau quá trình lên men cho ra màu đỏ đẹp mắt, vị cay nồng nàn, chấm cùng bánh mì pate thực sự bắt miệng.

Bánh mì Hà Nội với những biến hóa không “đụng hàng” với nhiều hương vị như bánh mì nem nướng, bánh mì nem chua rán, bánh mì thịt nướng… Bánh mì Hà Nội luôn nóng hôi hổi, ngon đến kinh ngạc bởi độ giòn của bánh kết hợp hoàn hảo với vị ngon của thịt và các thức gia vị để xua bớt cái lạnh rét, nức lòng bao thế hệ thực khách. Mọi thứ bên trong nhân bánh mì Hà Nội kết hợp thật hoàn hảo với ruốc bông thấm nước sốt, tương ớt, pate tạo nên độ ẩm, mềm vừa đủ bên trong còn lớp vỏ giòn bên ngoài không hề bị nhão khiến thực khách phải không ngớt xuýt xoa, mê mẩn

bài viết liên quan